star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa


Tương lai ngành luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa có gì thay đổi? Liệu nó còn giữ vững được vai trò là nghề định hướng, dẫn dắt và đảm bảo cho xã hội một môi trường lành mạnh hay không? 

Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Các công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,... không ngừng được mở rộng và phát triển. Nó đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ, để vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, vừa đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành luật ngày càng tăng cao.

Nhu cầu nhân sự ngành luật

Ngày nay, cử nhân luật ra trường có cơ hội việc làm rất đa dạng và hấp dẫn, không chỉ còn bó hẹp trong các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp,.... Họ có thể làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Các chuyên gia về luật pháp giữ một vai trò không hề nhỏ đối với sự vận hành ổn định của một công ty, tổ chức. Những kiến thức pháp lý của họ sẽ giúp cho doanh nghiệp không vi phạm pháp luật cũng như tránh những sai sót không đáng có trong quá trình làm việc.

Trong một vài năm tới, Việt Nam ước tính sẽ cần tới khoảng 18,000 nhân sự ngành luật, trong đó có 3000 chấp hành viên, 2000 công chứng viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên thừa phát lại. Luật kinh tế là một trong những lĩnh vực thiếu nhân lực trầm trọng nhất trong ngành này. Nhu cầu tuyển dụng dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới bởi nhu cầu của con người ngày càng cao và bởi vì chính vai trò vô cùng quan trọng của Luật kinh tế trong xã hội hiện đại.

Nhu cầu nhân lực của ngành cao, cơ hội việc làm đa dạng

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, cộng đồng kinh tế Asean AEC và một số các tổ chức, cộng đồng khác lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2021, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... 

Hiện có nhiều các văn phòng hay công ty luật hay các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt tuyển chuyên viên pháp chế, hay nhân viên tư vấn, cố vấn pháp lý với mức lương cao. Chính vì thế các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình vị trí công việc phù hợp nhất.