star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Workshop "Nói không với đạo văn" - Ms.Pamela.


Cùng tham gia buổi workshop "NÓI KHÔNG VỚI ĐẠO VĂN" các bạn nhé! 
Avoiding PLAGIARISM: An Overview & Workshop
Thời gian: 18h - 20h, Chủ nhật ngày 27/06/2021 
Đăng ký tại Link. Được cấp chứng nhận khi tham gia hội thảo.

Đạo văn và việc trích dẫn tài liệu tham khảo ở Việt Nam                               

Vấn đề đạo văn (plagiarism) ở Việt Nam thời gian gần đây đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết vì nó xảy ra không chỉ trong một số ngành thuộc khoa học xã hội như trước mà ngày càng lan rộng với các chuyên ngành khác. Đạo văn, theo định nghĩa của Merriam-Webster Online Dictionary, là hình thức ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó; sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn; hoặc giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ nguồn đã có từ trước.

Nguyên nhân chính yếu dẫn đến đạo văn đó là không có kiến thức, hiểu biết về đạo văn theo định nghĩa quốc tế, dẫn đến đạo văn ngoài ý muốn. Một ví dụ có thể kể đến như việc cuối tháng 10 năm 2010, một nhóm tác giả Việt Nam đã bị rút bài trên tạp chí quốc tế uy tín về vật lý vì lí do đạo văn, nhưng chính họ cũng không biết rằng mình đã đạo văn khi biện hộ rằng “chỉ là đã không nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo”. Hoặc như trong một nghiên cứu của Đại học Duy Tân về việc khảo sát hơn 2.000 tân sinh viên nhập học năm 2014, kết quả cho thấy 84% sinh viên từng chép từ nửa trang A4 trở lên trong sách tham khảo, giáo trình, tài liệu trên Internet mà không ghi nguồn và 84% sinh viên này đều cảm nhận việc làm ấy là “bình thường”. Các lý do được đưa ra là không biết cách trích dẫn (36%), không nhớ tên tác giả (12%), không quan tâm (9%) và không thể viết hay hơn (15%).

Việc trích dẫn công trình của người đi trước trên thực tế là một việc làm rất tốt, được đánh giá rất cao, vì điều đó chứng tỏ người viết đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, so sánh, tổng hợp kiến thức khi làm bài. Việc trích dẫn còn giúp nâng cao tính khoa học của bài viết, cho thấy công lao, đóng góp của người nghiên cứu, cho thấy tính chuẩn mực và hệ thống trong nghiên cứu của người viết, tôn trọng tác quyền của tác giả tài liệu gốc và bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực nghiên cứu.

--------------------------------
Workshop on Avoiding Plagiarism 
Don't let your fear hold you back from attending workshops. A workshop is a terrific learning opportunity. Apart from learning new skills and acquiring new ideas, you will also get to find friends with the same passion as you.
The "Workshop on Avoiding Plagiarism" will be divided into groups to provide a more collaborative learning environment for all attendees. The facilitator/s' methodology is easy. There will be team leaders to lead you through the activities. We aim to offer Duy Tan University students basic knowledge about plagiarism and ways to avoid it. Plagiarism is an issue that should be taken seriously, and a way to curb it is to enrich the students' basic writing skills.
Certificate of participation will be given to successful attendees.