star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Những con đường nghề nghiệp trong ngành Tài chính


Những khả năng/kĩ năng của một dân tài chính

Một sự nghiệp trong ngành tài chính có thể được tưởng thưởng xứng đáng, cả về mặt bản chất lẫn tiền bạc. Dân tài chính sử dụng kiến thức và kĩ năng của họ để giải quyết các vấn đề và giúp đỡ người khác. Ví dụ, một nhân viên tín dụng cho vay có thể cho phép một khách hàng doanh nghiệp mở rộng công việc kinh doanh hoặc khách hàng cá nhân xây lại nhà của mình. Những người làm tài chính thành công cũng kiếm được mức lương tốt, như một sự tưởng thưởng cho việc giải các bài toán phức tạp.

Khả năng cá nhân để trở nên hạnh phúc và thành công trong ngành tài chính rất đa dạng và khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể mà một người làm việc. Ví dụ, một số công việc tài chính mang tính tính toán cao, một số thiên hoàn toàn về sale, trong khi số khác là sự kết hợp của cả hai. Những kĩ năng, kiến thức và mối quan tâm sau đây chắc chắn có ích.

–          Kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic

–          Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai

–          Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế

–          Kĩ năng giao tiếp

–          Kĩ năng tiếp thị

–          Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm

–          Thích học hỏi những điều mới mẻ

–          Đạo đức nghề nghiệp cao

–          Kĩ năng lãnh đạo

–          Kĩ năng tính toán tốt

–          Kĩ năng máy tính như Excel, PowerPoint, và Access

Những nghề nghiệp trong ngành Tài chính

Dưới đây là danh sách một số nghề nghiệp nổi bật trong ngành tài chính. Mặc dù có nhiều công việc khác nữa nhưng danh sách này bao gồm những việc mà phần lớn những sinh viên sắp tốt nghiệp tìm kiếm hoặc quan tâm. Cần lưu ý rằng một số công việc khó kiếm được hơn những việc khác.

1. Ngân hàng thương mại

Một ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp những thứ như là các khoản vay, các tài khoản kí quỹ, và các dịch vụ quản lý tiền mặt. Một người làm ngân hàng giỏi luôn luôn tìm kiếm những cách mới để đáp ứng các nhu cầu của một khách hàng doanh nghiệp. Những cách mới này có thể bao gồm thư tín dụng, hoán đổi lãi suất, dịch vụ trao đổi ngoại tệ hoặc bảo hiểm. Các ngân hàng thương mại hoạt động ở mỗi thị trấn và thành phố, và tín dụng thương mại rất quan trọng với sự phát triển kinh tế. Công việc này đòi hỏi mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng bên ngoài, cũng như khả năng đánh giá các nhu cầu và khả năng tài chính của các khách hàng.

Các hoạt động của ngân hàng thương mại có thể biến động rất nhiều từ ngày này qua ngày khác. Những người làm ngân hàng theo mùa thường sử dụng phần lớn thời gian của họ làm việc với những khách hàng, cả trong và ngoài văn phòng. Những người mới thực tế dành nhiều thời gian ở bên ngoài hơn, hỗ trợ những khách hàng hiện tại.

Ngân hàng thương mại có thể là một công việc suốt đời, khi mà nhân viên ngân hàng làm việc với một lượng ngày càng lớn các khách hàng từ thời điểm này qua thời điểm khác. Một nhân viên ngân hàng thương mại thành công cũng có cơ hội trở thành quản lý, như là dẫn dắt một nhóm các nhân viên khác, hoặc quản lý một khu vực địa lý của ngân hàng. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các nhân viên cao cấp trong ngân hàng có một số kinh nghiệm trong mảng cho vay thương mại.

2. Ngân hàng bán lẻ:

Mô tả chung: Nhân viên ngân hàng bán lẻ hỗ trợ nhu cầu tài chính cho các cá nhân, bao gồm các khoản vay mua nhà và ô tô, tài khoản kí gửi và tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư. Một nhân viên ngân hàng bán lẻ phải liên hệ với một lượng lớn khách hàng mỗi ngày. Hầu hết việc liên lạc này diễn ra ở chi nhánh của họ, thông qua việc gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại. Sau chỉ một vài năm, nhân viên ngân hàng bán lẻ có thể trở thành giám đốc chi nhánh, nghĩa là họ sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý từng cá nhân và hoạt động chung của chi nhánh, cũng như các dịch vụ khách hàng.

Có nhiều công việc liên quan tới ngân hàng bán lẻ ở tất cả các thị trấn và thành phố vừa và lớn. Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu một số các chức năng hỗ trợ, như là phân tích danh mục vay cá nhân,… Một công việc liên quan là cho vay thế chấp, ở đó nhân viên sẽ làm việc với các khoản vay mua nhà và đảm nhận một vài chi nhánh.

3. Tài chính doanh nghiệp

Một người làm tài chính doanh nghiệp quản lý tất cả các khía cạnh tài chính của một công ty. Người đó là một người giải quyết vấn đề, tập trung vào những phương thức tạo ra giá trị. Các khía cạnh tài chính của một doanh nghiệp để quản lý bao gồm lên dự toán vốn, quản lý dòng tiền, cấu trúc vốn, liên hệ với nhà đầu tư, quản trị vốn lưu động, giao dịch ngoại hối, chính sách cổ tức, lên kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro. Doanh nghiệp càng lớn thì nhiệm vụ của một người càng được chuyên môn hóa hơn.

Các hoạt động thường nhật biến động nhiều theo thời gian và các dự án đặc biệt (ví dụ như nghiên cứu so sánh chi phí lợi ích của những địa điểm mở cửa hàng mới khác nhau) là chuyện thường. Cuối quý và cuối năm có thể là thời điểm bận rộn. Một số ngày toàn bộ đội ngũ sẽ phải làm việc cùng nhau và phân tích dữ liệu, còn phần lớn thời gian sẽ làm việc theo nhóm. Công ty càng lớn, khả năng phải làm việc theo nhóm của bạn càng cao. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng nội bộ được yêu cầu, và tăng theo thời gian.

Một số công việc chung là phân tích tài chính, phân lý ngân sách và phân tích kinh doanh.

Kiểm toán nội bộ rủi ro và các quy trình hoạt động liên hệ chặt chẽ tới tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cỡ vừa tới lớn sẽ có một vài tới hơn một trăm người làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

4. Ngân hàng đầu tư

 Công việc liên quan tới ngân hàng đầu tư thường được chia thành 3 mảng: nghiên cứu, giao dịch và sale. Mảng nghiên cứu bao gồm các nhân viên phân tích cổ phiếu và phân tích trái phiếu. Như cái tên đã thể hiện, người làm trong mảng này tập trung vào nghiên cứu những công cụ tài chính đặc biệt. Mảng giao dịch phải “tạo lập thị trường” (market making), ví dụ như tạo thị trường cho các trái phiếu được phát hành bởi nhiều công ty – nhiệm vụ của người giao dịch trái phiếu. Mảng này cũng phải gắn với “giao dịch độc quyền” (hay nói cách khác là giao dịch đầu cơ với mục tiêu kiếm tiền cho công ty của bạn). Mảng sale tham gia vào việc bán các dịch vụ bán hàng (ví dụ như tư vấn mua bán sáp nhập) hoặc các công cụ tài chính mới được tạo lập (như là phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu mới).

Cuộc đua vào các vị trí trong ngân hàng đầu tư rất khốc liệt và thời gian làm việc rất nhiều, đặc biệt với các nhân viên mới ở các doanh nghiệp lớn – 70 giờ một tuần. Thời gian làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ hơn thì thường thấp hơn. Tuy vậy lương nhìn chung rất, rất tốt.

5. Quản lý đầu tư

Lĩnh vực quản lý đầu tư bao gồm quỹ tương hỗ, ETFs, quỹ đầu cơ, và nhiều công ty đầu tư tư nhân khác. Như tên gọi, quản lý đầu tư bao gồm việc thu hút vốn từ nhà đầu tư với mục tiêu tạo ra lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Các công việc đi từ mảng thiên về sale, tới mảng thiên về định lượng và mảng tập trung vào dịch vụ khách hàng. Cạnh tranh về công việc ở những người mới vào là rất lớn.